25 tháng 11, 2011

THÔNG BÁO: HỌP MẶT CHIA SẺ KINH NGHIỆM TU LUYỆN TẠI NHẤT CHI MAI

THÔNG BÁO: HỌP MẶT CHIA SẺ KINH NGHIỆM TU LUYỆN TẠI NHẤT CHI MAI NGÀY 26/11/2011

Thứ bảy tuần này 26/11/201 tại buổi họp mặt thường lệ hàng tháng của các học viên khu vực SG sẽ có thêm một khách mời cùng chia sẻ các kinh nghiệm tu luyện tại hải ngoại. Các học viên nào có điều kiện xin mời tham dự.

Thời gian: 8h00 -11h00 AM
Địa điểm: NHẤT CHI MAI
Liên hệ: chị Cúc 01284267573

BĐQ

15 tháng 11, 2011

LUẬT SƯ TRIỂN “LẠC ĐỀ”, PHÁP LUÂN CÔNG BỊ LỢI DỤNG

LUẬT SƯ TRIỂN “LẠC ĐỀ”, PHÁP LUÂN CÔNG BỊ LỢI DỤNG

Đỗ Quang

Tình hình hiện nay đã diễn ra theo xu hướng bất lợi nhất cho hai anh Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành.

Theo nhận định của chúng tôi thì hai anh đã bị kết tội vi phạm điều 226 Bộ Luật Hình Sự sửa đổi bổ sung 2009 “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet” theo khoản 2, điểm a là phạm tội “có tổ chức” với khung hình phạt từ 2 đến 7 năm tù giam.

Anh Thành được hưởng mức nhẹ nhất là 2 năm tù giam và anh Trung là 3 năm.  Như vậy hội đồng xét xữ đã tính đến các tình tiết giảm nhẹ.

Các Luật gia là học viên Pháp Luân Công nhận định rằng Luật sư (LS) Trần Đình Triển không nắm rõ luật và hoàn toàn không bảo vệ được thân chủ của mình.  LS Triển đã đặt sai vấn đề ngay từ đầu trong văn bản của mình gửi Viện Kiểm Sát tối cao:

“Nếu giả sử rằng áp dụng điều 226 Bộ luật hình sự 1999 đã được bổ sung và sửa đổi tháng 6 năm 2010 có hiệu lực từ 01/01/2010 để xem xét xữ lỳ hành vi của Vũ Đức Trung thì không có căn cứ, vì: thông tin phát trên hệ thống vô tuyến điện nói trên là hướng dẫn về “Pháp Luân Công” , pháp luật của nhà nước ta không cấm tuyên truyền, phổ biến về môn phái này (mang màu sắc tôn giáo, tín ngưỡng và rèn luyện sức khỏe); thông tin đó không xâm phạm đến lợi ích của cơ quan tổ chức cá nhân, trật tự an toàn xã hội và cũng chưa có hậu quả xảy ra cho ai…

HIỂU SAI

LS Triển đã hiểu sai hai điểm sau:

1)  Cụm từ “đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin…” ghi trong luật được LS Triển hiểu thành “đưa hoặc sử dụng thông tin trái phép…”  Theo điều luật này thì ở đây hành vi thực hiện việc đưa thông tin bị điều chỉnh hơn là nội dung thông tin. Luật sư Triển lại hiểu rằng nội dung thông tin là đối tượng bị điều chỉnh. Nếu muốn nói đến nội dung thông tin thì cần phải đem cụm từ “trái phép” ra sau danh từ thông tin để đảm bảo cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt.

Vì hiểu nhầm nên LS Triển đã dày công chứng minh rằng Pháp Luân Công không bị cấm tại Việt Nam.  Đương nhiên là Pháp Luân Công không bị cấm ở Việt Nam và điều này cũng không liên can gì đến vụ việc của hai anh Trung và Thành vì hai anh có đưa thông tin nào đi nữa thì cũng vẫn bị điều chỉnh bởi điều luật này.

2)  Điểm thứ hai là LS Triển đã quá chú tâm đến khoản 1 thuộc điều 226 nêu trên để chứng minh rằng việc làm của hai anh không “… xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng” trong khi đó anh Trung và Thành lại bị xét theo khoản 2 do phạm tội “có tổ chức”.

Theo khoàn 2 điểm a này thì không kể có “xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội” hoặc có “gây hậu quả nghiêm trọng” nếu là phạm tội trên “có tổ chức” thì sẽ phạm vào khung 2 và bị phạt từ 2 đến 7 năm tù giam.

Như vậy LS Triển đã hoàn toàn đi lạc hướng trong việc thu thập các dữ kiện để bảo vệ thân chủ của mình và hoàn toàn bị động trong quá trình bào chữa.

Một nguồn tin trên mạng internet cung cấp thông tin chứng minh LS Triển đã lạc đề ngay cả khi ra bào chữa cho Trung và Thành trước tòa.

Theo Báo Đại Kỷ Nguyên, LS Triển đã chất vấn công tố viên rằng “không có pháp luật Việt Nam cấm phát sóng thông tin về Pháp Luân Công” cũng như “Triển yêu cầu được biết những gì pháp luật Việt Nam cấm phát sóng vào Trung Quốc” và công tố viên đã im lặng.  LS Triển đã lãng phí thời gian bào chữa bàn cãi vào những câu hỏi ngô nghê vì Điều 226 bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và có hiệu lực tháng 01/01/2010 điều chỉnh mọi hành vi “đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet” với bất kể nội dung thông tin gì  hay hướng về bất cứ nơi đâu (cho dù nội dung muốn đưa là tuyên truyền cho Chủ nghĩa Mác-LêNin hay chỉ hướng qua nhà hàng xóm).


CẦN PHẢI LÀM GÌ

Vậy đúng ra luật sư Triển phải làm gì?  Theo các luật sư thì LS Triển cần phải chứng minh Trung, Thành không có tổ chức và điều này rất khó khăn; hoặc biện minh Trung, Thành thiếu hiểu biết và quá nhiệt tình nên vô tình phạm tội qua đó kêu gọi sự khoan hồng của luật pháp cùng các tình tiết giảm nhẹ tội cho hai anh.

Chúng tôi hy vọng, trong phiên phúc thẩm Luật sư Triển nếu còn tiếp tục bào chữa có thể bình tĩnh và chuẩn bị thật kỹ lưỡng các nội dung thật sự có lợi cho thân chủ của mình.  Không đẩy họ và những người tập luyện Pháp Luân Công thiếu hiểu biết khác vào những tình huống phức tạp không đáng có như đang diễn ra hiện nay.

Tham khảo

8 tháng 11, 2011

Thông Cáo Báo Chí của các Học Viên Pháp Luân Công tại Sài Gòn về việc lần thứ ba xét xử anh Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành

Thành phố Hồ CHí Minh ngày 08/11/2011

THÔNG CÁO BÁO CHÍ CỦA CÁC HỌC VIÊN PHÁP LUÂN CÔNG LÂU NĂM TẠI SÀI GÒN
(về việc lần thứ ba xét xử anh Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành)

Trước hết chúng tôi rất tiếc đã phải nói ra những điều theo chúng tôi nghĩ không thuộc phạm trù tu luyện Pháp Luân Công sau đây.  Tuy nhiên vì chúng có nhiều liên hệ đến Pháp Luân Công và môi trường tu luyện của chúng tôi tại Việt nam, chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác là nói rõ những gì chúng tôi đang phải đối diện. 

Theo các tổ chức truyền thông quốc tế thì nỗ lực tổ chức lần thứ ba phiên toà xét xử Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành sẽ tiến hành vào ngày 10/11/2011.  Lại một lần nữa các hãng tin nước ngoài đang cố gắng tạo sự kiện truyền thông nhằm gây sức ép ngưng việc xét xử hai anh.

Theo nhận định của chúng tôi vụ việc đang được lợi dụng tô vẽ cho các vấn đề nhân quyền tại Việt nam mà quên đi vấn đề chính yếu lúc này là hai con người và gia đình của họ đang chia ly cần sớm được đoàn tụ.

HAI LẦN NGƯNG XÉT XỬ: THÀNH CÔNG HAY THẤT BẠI

Một số tổ chức truyền thông đã coi hai lần ngưng xét xử vừa qua là một thành công nhờ sự lên tiếng kịp thời của cộng đồng quốc tế và có lẽ họ muốn lần thứ ba này cũng sẽ như những lần trước tức là ngưng xét xử.  Cũng như những lần trước họ đưa ra các yêu cầu là ngưng phiên tòa và thả người vô điều kiện.

Khi chúng tôi tham vấn một số luật sư thì nhận thấy rằng theo luật pháp Việt nam việc ngưng xét xử là có thể và chỉ là vấn đề kỹ thuật đồng thời luật không qui định chi tiết về vấn đề ngưng xét xử này như vậy tạo ra một kẽ hở trong quy trình dẫn đến có thể kéo dài thời hạn tạm giam chờ xét xử.

Việc ngưng xét xử trong các trường hợp này hoàn toàn bất lợi cho hai anh Trung, Thành và gia đình vì thời gian tạm giam bị kéo dài tuy nhiên lại là thành công cho báo giới quốc tế và là sự giải tỏa áp lực cho chính quyền Việt Nam.  Vậy mục tiêu đấu tranh cho sự tự do của hai anh phải chăng đã bị lãng quên trong quá trình tranh đấu và dẫn đến cho đến ngày hôm nay hai anh vẫn bị tạm giam chờ xét xử và có khả năng vẫn sẽ tiếp tục bị tạm giam giữ để chờ xét xử?

Theo các luật sư, do nỗ lực gây sức ép của báo giới nước ngoài, thì việc đình chỉ hẳn phiên tòa và thả người là việc làm gần như không thể.  Cũng theo họ việc đình chỉ phiên tòa đã có thể là một giải pháp với điều kiện bị can và gia đình cam kết không khiếu tố khiếu nại, vụ việc có tính chất không phức tạp ít  tập trung dư luận và báo giới.  Giải pháp này đã bị phong tỏa ngay từ lần dự định xét xử đầu tiên do bị truyền thông quốc tế can thiệp và chỉ còn một giải pháp là cố gắng cho phiên tòa diễn ra càng sớm càng tốt và diễn ra công khai minh bạch để hai anh sớm được đoàn tụ cùng gia đình.

Về phía chính quyền Việt nam, với thực tế như trên, trước những yêu cầu ngưng xét xử và thả người vô điều kiện của quốc tế thì phía Việt nam đã đáp ứng một phần là ngưng xét xử. Tuy nhiên ngưng xét xử thì tòa không thể tuyên có tội hay không để mà có thể thả người.  Và hệ quả là người vẫn bị tạm giam.

KIẾN NGHỊ

·        Trước thực tế phức tạp và sự khác biệt của luật pháp Việt nam chúng tôi đề nghị các tổ chức cá nhân ngừng can thiệp vào nỗ lực lần thứ ba xét xử anh Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành.  Tuyệt đối không lợi dụng những sai sót đáng tiếc của hai anh cho các vấn đề chính trị và xã hội đẩy hai anh và gia đình vào hoàn cảnh ngày càng phức tạp.  Đặc biệt chúng tôi phản đối mọi sự  lợi dụng Pháp Luân Công trong việc đấu tranh trên dưới bất kỳ hình thức nào nếu có. 

·        Chúng tôi mong muốn việc xét xử hai anh Trung và Thành lần thứ ba được tiến hành như dự định và được áp dụng các hình thức khoan hồng nhất và xét xử công khai minh bạch để hai anh có thể sớm đoàn tụ cùng gia đình.

TÓM TẮT SỰ KIỆN

Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành là những người theo tập luyện Pháp Luân Công tại Hà nội.  Vũ Đức Trung vận hành ba hệ thống máy thu phát sóng sóng ngắn tại Sóc sơn phát đi nội dung chương trình của đài phát thanh Hy Vọng có trụ sở tại Hoa kỳ hướng về phía Trung Quốc trên các giải tần số quảng bá và lưu động hàng hải, hàng không.

Theo báo giới quốc tế, anh Trung bắt đầu phát sóng từ tháng 4/2009 và đến tháng 5/2010 Trung quốc có công hàm ngoại giao yêu cầu chính phủ Việt nam ngăn chặn việc phát sóng của hai anh.  Như vậy, hai anh đã hoạt đồng ròng rã một năm không bị phát hiện bởi cơ quan chức năng Trung Quốc.  Khó có thể tin được là một đất nước có những thành tựu vượt bậc về vũ trụ và bỏ ra gần 20% GDP cho các chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công trên khoảng 8% dân số lại sơ suất như vậy.

Cũng có thể là ngay từ đầu tín hiệu phát sóng của hai anh Trung và Thành đã bị phát hiện và Trung Quốc đã không ngừng gây sức ép lên chính phủ Việt nam trong khoảng thời gian một năm đó và Trung vẫn có thể phát sóng bình yên. Như vậy, việc quyết định bắt tạm giam Vũ Đức Trung ngày 19/06/2010 khó có thể kết luận thuần túy là do tác động của công hàm của Trung Quốc ngày 30/05/2010 nếu có.

Pháp Luân Công là một môn khí công rèn luyện bản thể và tâm tính.  Khởi điểm từ Trường Xuân, Trung quốc, bắt đầu từ năm 1992, đến nay Pháp Luân Công có mặt trên khắp thế giới với trên 100 triệu người theo tập luyện.  Vào tháng 7 năm 1999, Ông Giang Trạch Dân, bất chấp sự phản kháng của những thành viên khác trong bộ chính trị đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công.  Mặc dù bị đàn áp tại quê hương nhà, học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc vẫn ôn hòa kháng cáo đòi các quyền cơ bản của công dân đang bị chính quyền Trung quốc chà đạp qua các chiến dịch tuyên truyền bôi nhọ và các trại tập trung giam giữ và cải tạo.  Bên ngoài Trung Quốc các học viên không ngừng nói rõ sự thật về Pháp Luân Công và cuộc đàn áp nhằm giúp sớm chấm dứt cuộc những điều phi nghĩa này. Tuy nhiên, cho đến hôm nay cuộc đàn áp vẫn tiếp diễn.

LIÊN HỆ

Mọi  thông tin xin liên hệ,
  • Tiếng Việt: Bà Nguyễn Thị Thu, từ nước ngoài (84) 919883300, trong nước 0919883300
  • Tiếng Anh/Tiếng Việt:
    Ông Nguyễn Nam Trung, từ nước ngoài (84) 913900361, trong nước 0913900361
    Email: namtrung2000@gmail.com
CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN