Bài viết của một học viên về "chỉnh thể"
Vấn đề "chỉnh thể" các học viên Đại Pháp người Việt Nam hiện đang có nhiều vấn đề. Sau đây là chia sẻ của một học viên nhắm vào nội dung đăng trên website www.minhhue.net về vấn đề "phát chính niệm hỗ trợ chỉnh thể học viên Việt Nam" trong "Thông báo phát chính niệm hỗ trợ chỉnh thể học viên Việt Nam"
Vấn đề "chỉnh thể" các học viên Đại Pháp người Việt Nam hiện đang có nhiều vấn đề. Sau đây là chia sẻ của một học viên nhắm vào nội dung đăng trên website www.minhhue.net về vấn đề "phát chính niệm hỗ trợ chỉnh thể học viên Việt Nam" trong "Thông báo phát chính niệm hỗ trợ chỉnh thể học viên Việt Nam"
Theo chúng tôi, tu luyện là nghiêm túc phi thường việc hiểu sai và lệch khỏi các khái niệm trong Đại Pháp sẽ rơi vào vũ trụ tương sinh tương khắc và không thể viên dung những gì cần thiết đồng thời sẽ đánh mất những gì đáng ra có thể cứu lại được gây tổn thất cho Đại Pháp.
Vậy thiết nghĩ những ai có trách nhiệm với Đại Pháp trong Ban biên tập minhhue.net cần phải suy nghĩ thật kỹ.
BĐQ - phapluaninfo.net
_________________________________________________________________________________
Gửi tới tất cả các học viên Pháp Luân Đại Pháp người Việt toàn cầu.
Sau khi chia sẻ với một số đồng tu và coi lại các Kinh văn của Sư Phụ tôi mới nhận ra một vấn đề là không có cái gọi là "Chỉnh thể Việt Nam" như bấy lâu này mọi người vẫn gọi.
"học viên cả trong lẫn ngoài Trung Quốc là một chỉnh thể" - Trích " Giảng Pháp tại Pháp Hội Great Lakes tại Bắc-Mỹ ngày 9 tháng Chạp, 2000"
"Chư vị là một chỉnh thể, giống như công của Sư phụ. Tất nhiên chư vị không phải là công; tôi lấy ví dụ vậy thôi. Cũng như công của tôi, đồng thời làm mọi thứ việc." – Trích "Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC"
"Chỉnh thể các đệ tử Đại Pháp đã vượt qua giai đoạn tu luyện cá nhân; giờ đây, vì sự thúc đẩy cấp tốc của Chính Pháp hồng thế, [nên] giai đoạn chứng thực Pháp của các đệ tử Đại Pháp cũng gần đến [bước] hoàn thành, [và] lịch sử sẽ mau chóng tiến nhập sang giai đoạn mới. Bắt đầu từ nay [trở đi], nhất là [với] các đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc, học viên mới và cũ, [cần phải] vứt bỏ tâm chấp trước của người thường vốn vẫn giữ từ lâu, và bắt đầu toàn diện khẩn [cấp] cứu độ thế nhân" - Trích Kinh văn "Hãy vứt bỏ tâm con người, và hãy cứu độ thế nhân"
"Các đệ tử Đại Pháp là một chỉnh thể, hết thảy những gì làm trong Chính Pháp thì tôi đều khẳng định, đều là đang làm những gì mà đệ tử Đại Pháp nên làm. Cách làm khác nhau chính là phương thức trong khi Pháp đang vận chuyển mà phân công một cách hữu cơ, còn Pháp lực là triển hiện trên chỉnh thể." - Trích "Lời bình của Sư phụ trong bài Không phân biệt hạng mục công tác Chính Pháp, Đại Đạo vô hình mà có chỉnh thể"
Theo tôi thấy chỉ có "Chỉnh thể các đệ tử Đại Pháp" chứ không có cái gọi là "Chỉnh thể Việt Nam". Nếu gọi như vậy thì có khác chi mình đang tự tách mình ra khỏi "Chỉnh thể các đệ tử Đại Pháp".
Như trích dẫn Kinh văn ở trên Sư Phụ đã giảng "Pháp lực là triển hiện trên chỉnh thể", cũng chính vì vậy mà tôi nghĩ rằng sở dĩ bấy lâu nay ngoài 4 lần PCN chung toàn cầu, các học viên người Việt còn PCN thêm 3 lần theo "Thông báo phát chính niệm hỗ trợ chỉnh thể học viên Việt Nam" nhưng không đạt được kết quả tốt, kết quả là ngày càng xuất hiện nhiều những nhân tố can nhiễu.
Tại đây cũng kính mong Ban biên tập Minh Huệ tiếng Việt xem sét lại cái gọi là "chỉnh thể học viên Việt Nam" như đã đăng trong bài "Thông báo phát chính niệm hỗ trợ chỉnh thể học viên Việt Nam"
Trong Đại Pháp chỉ có một Sư Phụ và cũng chỉ có một "Chỉnh thể các đệ tử Đại Pháp" mà thôi.
Có gì không đúng xin các đồng tu từ bi chỉ rõ.
Link tham khảo:
Một học viên Pháp Luân Công
Từ thành viên hanoistar trên chinhphap.com:
Trả lờiXóaLại một lần nữa nhớ câu nhắc nhở trong các bài giảng pháp của Sư Phụ có ý là: Học Pháp nhiều hơn nữa, nhiều hơn nữa, không ngừng và liên tục, học Pháp là một trong những việc quan trọng nhất.
Nhận thức của một số đệ tử có sai lệch thì cũng dễ hiểu, vì họ cũng đang còn tu luyện, nhiều chấp chước, định kiến, thậm chí tâm tranh đấu vẫn chưa buông bỏ nên cũng sẽ có những quan niệm hành động chưa phù hợp.